"Ông lớn" Thaco, Hyundai Thành Công đã tính chuyện xuất khẩu ô tô
Sau khi xây dựng đế chế hung mạnh tại Việt Nam, Trường Hải và Hyundai Thành Công đang tính chuyện xuất khẩu ô tô sang các thị trường khác...
Thị trường ô tô Việt năm 2019 có nhiều khởi sắc và cuộc chiến giành thị phần ngày càng khốc liệt. Xe nhập khẩu đổ về nước nhiều hơn, Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải Quan, trong tháng 2, có khoảng 14.134 ô tô nguyên chiếc các loại được nhập về nước, cao 71 lần so với cùng kỳ 2018, tổng giá trị kim ngạch đạt hơn 300 triệu USD. Trong 2 tháng đầu năm, cả nước đã nhập về 25.777 ô tô nguyên chiếc các loại, giá trị kim ngạch đạt 574 triệu USD.
Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) chia sẻ, doanh số bán ra của toàn thị trường đạt 33.484 xe, tăng khoảng 27% so với cùng kỳ 2018. Trong số đó, có 14.600 xe nhập khẩu nguyên chiếc đã giao đến tay người tiêu dùng Việt. Doanh số xe lắp ráp trong nước đạt khoảng 18.800 xe. Trường Hải (Thaco) hiện là doanh nghiệp có thị phần lớn nhất, chiếm 32,3%. Tiếp đến là Toyota Việt Nam với 23,9% thị phần. Xếp thứ 3 là Honda Việt Nam khi chiếm 13,7% thị phần.
"Ông lớn" Thaco, Hyundai Thành Công đã tính chuyện xuất khẩu ô tô
Thừa thắng xông lên, các ông lớn trong ngành ô tô Việt đang tính đến việc thực hiện mục tiêu xuất khẩu xe con sang các thị trường lân cận. Dự kiến, trong năm 2019, Thaco sẽ đạt mục tiêu đạt 60 triệu USD kim ngạch xuất khẩu. Đợt đầu, doanh nghiệp này sẽ xuất khẩu xe Kia Sedona sang thị trường Thái Lan. Nếu như mục tiêu này hoàn thành sẽ tạo bước đột phá về xuất khẩu xe du lịch tại đất nước được mệnh danh là “Detroit của Đông Nam Á”.
Cách đây không lâu, Hyundai Thành Công (HTC) chia sẻ: Nhà máy sản xuất tại Ninh Bình phấn đấu đáp ứng thị trường trong nước và xuất khẩu sang các nước khác trong khu vực ASEAN.
Theo ghi nhận của Raovatoto.com, trong năm 2019, HTC sẽ xuất khẩu Hyundai Grand i10. Sự kiện này cho thấy HTC đã lội ngược dòng thành công bởi trước năm 2016, Hyundai Grand i10 được nhập khẩu nguyên chiếc từ Ấn Độ. HTC đặt mục tiêu là đạt tỷ lệ nội địa hóa ít nhất 40% đối với mẫu Grand i10, đáp ứng tiêu chuẩn hưởng thuế nhập khẩu 0% khi nhập khẩu vào các nước trong khu vực ASEAN.
Ở một khía cạnh khác, chiếc xe ô tô đầu tiên của thương hiệu Việt là VinFast Lux SA2.0 đã xuất xưởng hôm 6/3, mở ra tương lai tươi sáng cho dự án sản xuất ô tô tại Việt Nam. Theo kế hoạch, mẫu VinFast Lux và VinFast Fadil phiên bản thương mại sẽ được giao cho khách hàng trong quý II và quý III/2019.
Mặc dù các doanh nghiệp ô tô trong nước đã gặt hái thành công nhất định nhưng với tình trạng phát triển của ngành công nghiệp phụ trợ và quy mô thị trường Việt Nam hiện nay thì việc xuất khẩu ô tô ra nước ngoài vẫn là một thử thách đặc biệt khó khăn.
Tổng Giám đốc Toyota Việt Nam (TMV) kiêm Chủ tịch VAMA - ông Toru Kinoshita chia sẻ: Khó khăn lớn nhất đối với các DN FDI nằm ở chỗ quy mô thị trường Việt Nam còn nhỏ, khó thực hiện nội địa hóa do chi phí sản xuất cao hơn các nước trong khu vực.
Tỷ lệ nội địa hóa trung bình ở các mẫu xe du lịch tại Việt Nam chỉ đạt 10-15%, còn Thái Lan đã đạt 85% và Indonesia đạt 80%. Chưa kể, quy mô thị trường Việt mới chỉ đạt 1/6 Indonesia và 1/5 Thái Lan nhưng có nhiều mẫu xe đa dạng, trong khi sản lượng của mỗi mẫu xe rất nhỏ khiến chi phí sản xuất dội lên cao hơn 20%.
“Do sản lượng thấp nên khi nội địa hóa thì giá thành linh kiện không thể rẻ hơn so với việc nhập khẩu linh kiện. Đó là nguyên nhân dẫn đến giá thành xe sản xuất trong nước cao bởi dác doanh nghiệp chủ yếu sử dụng linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài, phải gánh chi phí vận chuyển",ông Toru Kinoshita cho biết thêm.
Ông Nguyễn Minh Đồng - một chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ ô tô từng làm việc tại Đức và Mỹ cho hay, ngành công nghiệp phụ trợ ô tô tại Việt Nam còn quá yếu nên việc các hãng đặt mục tiêu tỷ lệ nội địa hóa 40% để hưởng thuế ưu đãi 0% từ ASEAN cần được xem xét lại.
Tin thị trường ô tô cho thấy, tỷ lệ nội địa hóa tại Việt Nam chênh lệch khá nhiều so với tiêu chuẩn quốc tế nên có khả năng các nước đối kháng sẽ không chấp nhận. Nhận xét về kế hoạch và mục tiêu xuất khẩu ô tô con ra thị trường nước ngoài trong năm 2019, ông Đồng cho biết, đây được coi là một bước thăm dò thị trường. Ngoài ra, việc lắp ráp và xuất khẩu xe từ thị trường Việt Nam sang thị trường khác phụ thuộc rất nhiều từ quyết định của công ty mẹ (chẳng hạn như Trường Hải phải đợi lệnh đồng ý từ Mazda, Kia).
Nếu nỗ lực, doanh nghiệp Việt Nam cần 4 đến 5 năm nữa, khi dung lượng đạt khoảng 400.000-500.000 xe/năm thì sản phẩm lắp ráp trong nước vẫn có hi vọng để cạnh tranh và xuất khẩu.
“Quy mô thị trường Việt Nam đang ở mức dưới 300.000 xe/năm là quá nhỏ so với các nước trong khu vực như Thái Lan (2 triệu xe/năm). Một dây chuyền ô tô hoạt động hiệu quả thì cần đảm bảo sản lượng 1 năm đạt 200.000 xe”, ông Đồng cho hay.
VAMA cho biết, thị trường ô tô Việt Nam trong năm 2018 tăng trưởng mạnh nhờ sự đóng góp của các mẫu xe trong phân khúc xe con. Tổng doanh số năm 2018, toàn thị trường (không tính Hyundai Thành Công với doanh số 63.526 xe) đã tiêu thụ 288.683 xe, tăng khoảng 5,8% so với năm trước nữa. Cụ thể, số xe lắp ráp trong nước giao đến tay người tiêu dùng đạt khoảng 215.700 chiếc, trong khi đó xe nhập khẩu chỉ đạt 1/3, tức gần 72.980 xe.
Xem thêm:
► Nissan công bố chương trình khuyến mại khủng trong tháng 3/2019
► Cận cảnh VinFast LUX V8 trước giờ khai mạc Geneva Motor Show 2019
Tin tức liên quan
-
Lexus LX 570 chính thức có mặt tại đại lý, chốt giá từ 8,34 tỷ đồng
06/11/2019 | 13:10Lexus LX 570 thế hệ mới chính thức có mặt tại 2 đại lý của Lexus (Hà Nội và TP. HCM) từ ngày 1/11/2019.
-
Lộ diện thiết kế mới của Kia Optima 2020 – đối thủ đáng gờm của Camry và Accord
05/11/2019 | 10:30Một người dùng tại Hàn Quốc mới đây đã liên tục đăng tải những bức hình được cho là của chiếc Kia Optima thế hệ mới.
-
Ai là người sở hữu chiếc Mercedes-AMG G63 màu trắng thứ 2 tại Sài Gòn sau Minh Nhựa?
04/11/2019 | 09:10Sau chiếc đầu tiên của doanh nhân Phạm Trần Nhật Minh, mới đây, một chiếc Mercedes-AMG G63 khác sẽ được khui công tại Sài Gòn. Tuy nhiên, điểm khác duy nhất là chiếc xe này được nhập dưới dạng tư nhân.